THÔI THÌ...THÌ CỨ ĐƯỜI ƯƠI,TIÊU DAO RỪNG RÚ NỤ CƯỜI NGUYÊN SƠ..!CÁM ƠN CÁC BAN ĐÃ GHÉ THĂM,ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN!

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Vedeo Ngâm Thơ :BẢY BƯỚC PHẬT VỀ

                       

BẢY BƯỚC PHÂT VỀ !
Qủa đất rung chuyển bảy lần 
Vén mây Phật xuống cõi trần Á Châu 
Bảy đóa sen nở nâng chân 
Chín rồng phun nước tắm thân đại hiền

Ngự chầu Hộ Pháp chư Thiên 
Mưa hoa nhạc trỗi rung miền thái không
Hài nhi tuyên thuyết diệu ngôn:
Thiên thượng thiên hạ độc tôn giáng trần

Là bậc tôn quý Thiên Nhân
Đức Phật thứ bảy(1) hiện trần khai tâm
Như Lai nhập định bảy tuần
Bản lai tri kiến ma quân cúi đầu

Cõi người dứt bặt khổ đau 
Đượm nhuần pháp nhũ nhiệm mầu thanh lương 
Hào Quang tỏa ấn cát tường
Từ bi vô lượng ,hiểu thương vô cùng 

Việt Nam Quốc độ đại hùng 
Thế Tôn thị hiện tương phùng năm châu .
                                               Lê Đăng Mành
                                                      
 (1)CHƯ PHẬT quá khứ :6 VỊ

-Phật TÌ BÀ THI
-Phật THI KHÍ
-Phật TỲ XÁ PHÙ
-Phật CÂU LƯU TÔN
-phật CÂU NA HÀM MÂU NI

-Phật CA DIẾP.

VƯỜN LÂM TY NI





                         
                                                 CHÙA VẠN AN LÀNG VĂN QUỸ



Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

QUÊ HƯƠNG MỪNG ĐÓN PHẬT VỀ

                       
QUÊ HƯƠNG MỪNG ĐÓN PHẬT VỀ
“1-4-2013 Lễ cung nghinh Tôn Tượng
     PHẬT HOÀNG tại Quảng Trị”

Cờ hoa cung đón tưng bừng
Mừng Đấng Điều Ngự Giác Hoàng vào thăm
Công án Đối Cảnh Vô Tâm
Vầng hào quang tỏa Trúc Lâm Đầu Đà

Cốt cách vọng tộc vương gia
Minh quân trị Nước nhan hòa* cương nhu**
Tâm bao dung với kẻ thù
Nguyên Mông bại trận ,thả bờ độ sinh***

Bảy trăm năm đấng hiếu sinh
Vi hành thưởng ngoạn Chiêm Thành cầu Thân
Vì Đất Nước tiễn Huyền Trân
Thu nhận Ô , RÍ hai Châu liền bờ

Bao năm lệ xót ca thơ
Thương cây quế nối bản đồ Trời Nam
Phên giậu vững lên Trúc Lâm
Tám năm chứng Đạo : Phật Trần Nhân Tông

Con nay đảnh lễ Phật Hoàng
Dung nghi tôn tượng tỏa lan nhiệm mầu
Đất này Thuận hóa châu xưa
Nguyên Vương long thể từ lâu đến …về !

Ân Phật nhuần thắm trời quê
Đạo Vàng mạng mạch tứ bề khai hoa
Quảng Trị tươi sắc âu ca
Muôn xuân đươm ngát Đạo Nhà an cư./.
Lê Đăng Mành

Ghi chú:
*Thiền ngữ:Hòa nhan ái ngữ
** Luôn luôn tôn trọng đối phương; Lấy hòa hiếu ổn định làm trọng; Vì ta là nước nhỏ nên lấy sự mềm dẻo làm chính, lấy nhu hòa làm chính. Mềm và nhu là sách lược. Cho nên mềm mà không tỏ ra yếu, nhu mà không tỏ ra nhược. Ví như kẻ địch cậy mạnh mà lấn lướt vi phạm đến quốc thể và quốc uy thì như sứ Mông Cổ ba lần vào Thăng Long năm 1257 đều bị nhà Trần tống giam, mặc dù trước đó ta đã hết sức mềm dẻo và chịu sự cống nạp. Thật vậy, nếu ta nhún nhường chỉ lùi một bước thì giặc sẽ tiến cả trăm bước; Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc bất di bất dịch trong đối sách bang giao.

***Khi quân Nguyên Mông thua trận Ngài ra lệnh hãy để cho người ta rút lui không được truy kích chặn đánh,với người tử trận thì cho mai táng đàng hoàng,có vị Tướng giặc bị chặt đầu Đức Trần Nhân Tông cho nối lại và lấy áo bào của Ngài đắp lên mới cho đậy nắp quan tài và đưa qua Nước họ,người sống thì cấp lương thực và phương tiện cho về.

NỤ CƯỜI VÔ NGÔN

                         
NỤ CƯỜI VÔ NGÔN

Phật về nụ mỉm tịnh yên
Từ uyên nguyên đã an miền Thái không
Phật dạy tất cả trong con
Nước mây sương gió một nguồn không hai

Ngừng truy quá khứ tương lai
Nụ cười giác ngộ nở ngay đây mà
Hiện tại pháp lạc…Maha
Nhìn sen tâm ấn phóc ra phương ngoài

Xem trăng thì kệ ngón tay
Lên bờ - bè thả chạm đài trạm viên
Yêm mala thức nhiệm huyền *
Niết bàn tịch mặc neo thuyền chơn như

Nhìn đời bằng ánh thương yêu
Hạt khinh an kết muôn chiều vô dư!
Mỉm cười vô lượng tâm từ
Bật gốc sân hận hình như ...rứa là...


Vi tiếu nhãn tạng niêm hoa
Em vô ưu nở giữa tòa Như lai
Mạng mạch mỉm - nụ đạo khai
Quay về tự tánh trồng lời vô ngôn
Lê Đăng Mành
* Trên thực tế, mỗi chúng sinh đều có Thức thứ tám, tức thức A Lại Gia. Thức A Lại Gia gồm cả hai phần nhiễm ô và thanh tịnh. Qua tu hành, mọi người đều có thể đoạn trừ phần ô nhiễm, biến thức A Lại Gia thành tâm thức thuần tịnh, cũng là Yêm ma la thức của Phật. Phần thanh tịnh trong thức A Lại Gia chính là Phật tính, mà trong các bộ Kinh Bát Nhã thường được nói tới. Cũng vì vậy mà có sách gọi Thức A Lại Gia là Như Lai tạng thức hay Chân thức