THÔI THÌ...THÌ CỨ ĐƯỜI ƯƠI,TIÊU DAO RỪNG RÚ NỤ CƯỜI NGUYÊN SƠ..!CÁM ƠN CÁC BAN ĐÃ GHÉ THĂM,ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN!

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

DANH NHÂN MIỀN Ô LÂU !

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


               Tượng thờ Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ trong Điện thờ Tây Sơn                                                       Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)

Trần Văn Kỷ
Trần Văn Kỷ (?-1801), còn có tên là Trần Chánh Kỷ  là một công thần dưới triều Tây Sơn; và là bậc danh sĩ ở Nam Hà, Việt Nam.
Trần Văn Kỷ , người làng Vân Trình (tục gọi là làng Rào), tổng Vĩnh Xương, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa (nay thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó, anh chị em đông; song từ thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh & biết chăm chỉ học hành.
Năm Đinh Dậu (1777), Trần Văn Kỷ đỗ đầu khoa thi HươngPhú Xuân.

Làm quan Tây Sơn

Năm 1786, ông được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tin dùng, phong đến chức Trung Thư Phụng Chính, tức chức quan chuyên lo việc dự thảo chính lệnh cho nhà vua. Sách Hoàng Lê nhất thống chí giới thiệu ông như sau:

(Trần Văn) Kỷ, người Thuận Hóa, vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà. Năm Đinh Dậu (1777) niên hiệu Cảnh Hưng, Kỷ thi ở trấn (Phú Xuân) đậu giải nguyên. Năm Mậu Tuất (1778), Kỷ tới kinh (Thăng Long) thi Hội. Sĩ phu ở Bắc Hà, Kỷ có giao thiệp quen biết ít nhiều. Năm Bính Ngọ (1786), Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) đánh lấy thành Phú Xuân, sai người tìm Kỷ hỏi việc Nam, Bắc. Kỷ đối đáp rất nhanh và rất hợp ý, nên Bắc Bình Vương rất trọng, cho ở vào chỗ "màn trướng", việc gì cũng bàn với Kỷ, lúc nào cũng gần bên Kỷ, không mấy khi xa rời.
Cũng trong năm này (1786), Nguyễn Huệ xuất quân ra Thăng Long lần thứ nhất để diệt Trịnh, phò ; gặp khi vua Lê Hiển Tông mất (ngày 10 tháng 8), Trần Văn Kỷ cùng Nguyễn Hữu Chỉnh đã thay mặt Nguyễn Huệ mặc áo trắng đi theo hầu đám tang vua đến nơi an táng ở Bàn Thạch (Thanh Hóa).
Năm 1787, nội bộ Tây Sơn lâm vào tình trạng chia rẽ sâu sắc. Và cũng chính ông đã đứng ra lo dàn xếp giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bằng cách lấy Bản Tân làm ranh giới. Từ Quảng Ngãi trở vào Nam do Nguyễn Nhạc làm chủ, từ Thăng Diện ra Bắc thuộc về Nguyễn Huệ. Theo sử liệu thì: Nhờ mưu kế của Trần Văn Kỷ, bề tôi yêu chuộng của Nguyễn Huệ, đã chấm dứt cuộc hỗn chiến đẫm máu kéo dài nhiều tháng (tháng 1 - tháng 5 năm 1787) giữa hai thủ lĩnh Tây Sơn làm thiệt hại chừng một nửa trong số 6 vạn quân của Nguyễn Huệ điều vào Quy Nhơn. Chép lại sự kiện rạn nứt này, sách Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ (1861-1908) cũng đã xác nhận rằng nội chiến chấm dứt đấy là nhờ mưu kế của Trần Văn Kỷ, là người hạnh thần của Nguyễn Huệ bày ra. Do thành quả trên, ông được phong tước Kỷ Thiện hầu, giữ chức Trung thư - Phụng chính, có nhiệm vụ tham mưu, nắm toàn bộ trung thư cơ mật, thảo sắc phong, chiếu lệnh...
Năm 1788, ông theo Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai nhằm giải quyết vụ Vũ Văn Nhậm. Trong thời gian này, ông dành nhiều thời gian tiếp xúc với các sĩ phu đất Bắc và đã tiến cử một số nhân vật tài giỏi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Võ Văn Ước, Nguyễn Thế Lịch, Vũ Huy Tấn, Trần Bá Lãm....Ngoài ra, ông còn đề xuất với Nguyễn Huệ cố mời cho được Nguyễn Thiếp đang ẩn dật ở Nghệ An ra giúp nước.
Năm 1788, vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) ra Bắc lần thứ ba để đánh quân xâm lược nhà Thanh. Lần này, Trần Văn Kỷ cũng được theo để giúp việc quân. Đầu xuân năm sau (1789), quân Thanh bị đánh tan; kể từ đó cho đến ngày vua Quang Trung mất (1792), Trần Văn Kỷ đã tích cực tham mưu cho nhà vua nhiều kế sách để đánh nhau với quân chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Ánh).
Lúc vua Quang Trung bất ngờ lâm bệnh, Trần Văn Kỷ luôn có mặt bên cạnh. Đến khi vua sắp mất, ông và tướng Trần Quang Diệu được nhà vua cử làm Phụ chính. Nhưng sau vì vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) còn quá trẻ, nên quyền hành sớm vào tay người cậu ruột của vua là Thái sư Bùi Đắc Tuyên.
Ở phía Nam, Nguyễn Phúc Ánh thừa cơ nhà Tây Sơn lục đục, tấn công rất dữ. Bùi Đắc Tuyên nhân cơ hội này đã cử tướng Lê Văn Hưng, người không cùng phe cánh với mình, vào chiến trường Phú Yên. Ngờ đâu Lê Văn Hưng thắng trận, Bùi Đắc Tuyên liền vu cho Hưng tội mưu phản, xin lệnh chém đầu. Biết tướng Hưng chịu hàm oan, phụ chính Trần Văn Kỷ đứng ra can thiệp, thì bị Đắc Tuyên giáng chức làm lính, bắt ra coi trạm Mỹ Xuyên thuộc huyện Hương Điền, Thừa Thiên. Đề cập đến giai đoạn này, sách Hoàng Việt hưng long chí kể:

Tây Sơn Nguyễn Quang Toản giao việc nước cho (Bùi Đắc) Tuyên nắm giữ, quyền sinh sát nằm cả trong tay Tuyên. Phụng chính Trần Văn Kỷ có tội bị bắt đày ra trạm Mỹ Xuyên. Khi ấy (Võ) Văn Dũng làm Trấn thủ Bắc thành. Sợ Dũng cậy quân ngoài, rồi ra sẽ là cái gai cho mình, Đắc Tuyên bèn sai người cùng phe cánh là Ngô Văn Sở (ra) thay Dũng làm Trấn thủ Bắc Thành, gọi Dũng về Phú Xuân. Dũng về tới Mỹ Xuyên gặp (Trần Văn) Kỷ. Kỷ nói: "Thái sư chuyên quyền tác oai tác phúc, sẽ là điều bất lợi cho xã tắc; nếu không sớm trừ đi, sau này hối cũng không kịp.
Nghe lời bàn Trần Văn Kỷ, Võ Văn Dũng gấp rút dẫn quân về Phú Xuân, bí mật phối hợp với Nguyễn Văn Huấn, Phạm Công Hưng vây bắt Bùi Đắc Tuyên ngay ở phủ của vua Cảnh Thịnh. Liền theo đó, Võ Văn Dũng cho làm chiếu lịnh giả giao cho Tiết chế Thùy (Nguyễn Quang Thùy)ra Thăng Long bắt Ngô Văn Sở giải về Phú Xuân. Văn Dũng lại sai vào Quy Nhơn bắt con Đắc Tuyên là Bùi Đắc Trụ cùng đồ đảng hơn mười người; rồi thêu dệt thành tội trạng phản loạn, đem dìm xuống sông cho chết cả. Dẹp trừ xong phe Bùi Đắc Tuyên, Trần Văn Kỷ được phục chức Phụ chính và giữ Viện trung thư...
Lợi dụng các biến cố trong nội bộ nhà Tây Sơn, năm 1799, Nguyễn Phúc Ánh đưa quân ra chiếm Quy Nhơn rồi Đà Nẵng. Ngày mồng ba tháng 5 năm Tân Dậu (15 tháng 6 năm 1801), Nguyễn Phúc Ánh vào đến thành nội kinh đô Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh lúc này đã bỏ lại cả ấn tín & sắc phong của nhà Thanh trốn ra Bắc.

Bị chúa Nguyễn xử chết

Không theo vua, Trần Văn Kỷ đổi tên, cải dạng, lánh về ở quê nhà. Sau chúa Nguyễn biết được cho mời ra cộng tác, nhưng ông cương quyết không nhận lời. nhà sử học Đỗ Bang viết: Không thể dụ dỗ được, chúa Nguyễn buộc ông vào án tử, nhưng được ban ân chết theo lối "tam ban triều điển". Trước khi chịu chết, ông xin về quê bái yết từ đường, và được chấp thuận. Thuyền đưa ông theo ngã sông Hương ra phá Tam giang để đến làng Vân Trình, nhưng đến ngã ba Sình (phía Đông Bắc Huế), ông hô to câu: Trung thần bất sự nhị quân, rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Hôm đó nhằm ngày 19 tháng 11 năm Tân Dậu (tức 24 tháng 12 năm 1801).
Nghe tâu lại, chúa Nguyễn thêm vào án xử ông bằng một cái lệnh cực kỳ thảm khốc: Sắc bằng thủ tiêu, hạ hồi dân tịch, tru di tam tộc. Căn cứ gia phả họ Trần ở làng Vân Trình, Đỗ Bang đã thống kê được tất cả 52 người đã bị xử chết, bị cải họ tên hoặc phải bí mật trốn khỏi làng.
Và theo lời kể của người trong tộc thì sau khi Trần Văn Kỷ tự tử, người dân làng Kim Bôi (xã Quảng Lợi, huyện Hương Điền) đã bí mật vớt xác, rồi cùng với dân làng Vân Trình âm thầm đưa về táng tại Cửa Ngọc (cánh đồng ở phía Tây Nam làng Vân Trình). Ban đầu, mộ ông không đắp nấm, mãi đến khi nhà Nguyễn bị đổ (1945), dân làng ở quê ông mới dám sửa sang ngôi mộ, cho dựng bia và làm lễ tế hằng năm. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1995, Bộ Văn hóa-Thông tin Việt nam đã ra quyết định công nhận lăng mộ ông là di tích lịch sử cấp quốc gia.

 
                          Trường THPT Trần Văn Kỷ ở Phong Bình TTH

                       Một Đoạn "ÁO QUAN CHO"ở Làng Văn Trình

 

                                    x_3ea2b62d photo x_3ea2b62d_zps0cb7a859.gif

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

DANH NHÂN MIỀN Ô LÂU !

                   LẦN LƯỢT GIỚI THIỆU CÁC BẬC DANH NHÂN
                                      QUÊ NHÀ Ở ĐÀNG TRONG !
                          



            Bản đồ Việt Nam khoảng năm 1760, vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam. 
                                                   Đàng Trong được gọi là Cochinchine.
Nguồn gốc của sự phân chia Đàng Trong-Đàng Ngoài bắt nguồn từ cuộc chiến Nam-Bắc triều. Trong công cuộc phục hồi triều Lê dấy lên ở Thanh Hoá, sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua Lê đưa lên nắm quyền, đã tìm cách loại trừ phe cánh của Nguyễn Kim. Con trai đầu của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị ám hại, con trai thứ Nguyễn Hoàng, theo gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm và giúp đỡ của chị là vợ Trịnh Kiểm đã cùng anh em, bà con người Tống Sơn và quan lại cũ của Nguyễn Kim xin được vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) rồi kiêm lĩnh luôn đất Quảng Nam (1570).
Từ đó, con cháu họ Nguyễn thế tập giữ tước quận công do vua Lê ban cho Nguyễn Hoàng và về danh nghĩa vẫn tôn phù vua Lê, nhưng trên thực tế hoàn toàn cai quản vùng Thuận-Quảng và nhân dân gọi là chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn một mặt xây dựng hệ thống thành luỹ kiên cố, như lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ (lũy Thầy), lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Sa Phụ để gia tăng phòng thủ, đánh lui các cuộc tiến công của quân Trịnh, mặt khác mở rộng dần lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long. Trong gần nửa thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai bên đánh nhau 7 lần mà không có kết quả, dân tình quá khổ cực, chán nản, hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt lãnh thổ, miền Nam sông Gianh thuộc quyền chúa Nguyễn, được gọi là Đàng Trong hay Nam Hà.

                                     
                          Xứ Đàng Trong (Cochinchine) với quần đảo Hoàng Sa (Isles Pracel 
                 (Baixos de Chapar de Pullo Scir)), trong bản đồ của Joachim Ottens, năm 1710.

Bùi Dục Tài

Bùi Dục Tài (chữ Hán: 裴育才), sinh năm Đinh Dậu (1477). Ông là danh thần đời Lê Túc Tông (1487-1504),người xã Câu Nhi, thôn Câu Lãm  , huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm Cảnh Thống thứ 5 (Nhâm Tuất, 1502) thời Lê Hiến Tông, ông đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân,đứng thứ 29 trong tổng số 64 người thi đỗ, từ thi Hội đến thi Đình, văn ứng chế đều được khen ngợi, nổi tiếng văn học uyên bác. Được bổ vào Viện Hàn lâm làm Hàn lâm hiệu lí, rồi làm Tham chính đạo Thanh Hoa.
Năm Hồng Thuận thứ nhất (Kỷ Tỵ, 1509) đời Lê Tương Dực (1495–1516), phải khi trong nước có biến loạn, ông khéo lo cho dân, được thăng Tả Thị lang bộ Lại. Trong nhiệm vụ này, ông thuyên chuyển quan lại rất mực ngay thẳng, đương thời xưng tụng đức tính liêm khiết công bằng.
Năm Quang Thiệu thứ nhất (Bính Tý, 1516), đời Lê Chiêu Tông, được cử làm Tham tướng, ông càng dốc lòng lo việc kinh lí, bảo an dân chúng.
Sau, vì tính ông thẳng thắn, bọn gian thần lấy làm ghen ghét, sát hại ông năm Mậu Dần (1518). Sau khi mất được truy tặng Lễ Bộ Thượng thư. Con ông là Bùi Vỹ đỗ nho sinh khi nghịch LIỄN nổi loạn,vì có con gái bị giặc dụ dỗ đi theo nên Mạc Thái Tổ ghét đem chém cho nên nghiệp nhà sa sút.



NGUYỄN QUẬN
Người làng An Thơ Huyện Hải Lăng đời Hồng Đức đi đánh Chiêm Thành,khi thành bị hãm chư tướng và binh sĩ đều lấy của cải ,riêng QUẬN chỉ lấy một lá cờ lớn.Vua Lê Thánh Tông lấy làm lạ hỏi Tên Họ  và Quê Quán để ghi công trạng.Trở về ông được bổ chức Vệ Úy Vệ Thanh Hóa rồi thăng Đô Tổng Binh sứ đạo Quảng Nam

NGUYỄN THỨC KÍNH

Người  xã Câu Nhi, thôn Câu Lãm Huyện Hải Lăng,có tài văn học từng ôm mộng công danh nhưng chưa thành đạt .Xuất thân làm Xá Nhân Quốc Tử Giám ,được bổ chức Huấn Đạo Phủ Thăng Hoa.Mãn nhiệm trở về nhà gặp lúc đảng giặc cướp bóc dân địa phương,Viên Đàm Bá Hoàng  Bôi vốn Quê với Thức Kính thì bền lòng trung nghĩa,Thức Kính chỉ nghĩ kế tự toàn ngầm xui khiến Hoàng Bôi hàng giặc ,Bôi cương quyết cự lại,Người đời vì thế chê cười Thức Kính.

HOÀNG BÔI

Người  xã Câu Nhi, thôn Câu Lãm Hải Lăng thân hình cao lớn ,có chí khảng khái xuất thân làm lực sỹ Vệ chiêu vũ,thăng lên Hiệu úy Ty Trung Tá,khi Chính Trung dấy loạn ,Ông làm Phó Tướng Đạo Thuận Hóa theo Tây Quốc Công đánh giặc được phong Viên Đàm Bá .Ông giữ vững lòng trung nghĩa được thăng Thiêm Đồng Tri Phiên Vệ,khi nghịch đảng lại quấy nhiễu Ông được Tam ty ở Đạo Thuận Quảng cử làm Phó Tướng, từ khi Bản đạo thất thủ ,Quan Lại từ Kinh Đô và Thổ Hào theo giặc rất nhiều, riêng Hoàng Bôi chiếm cứ đầu nguồn Hải Lăng chia binh chống giữ ,người trung nghĩa về theo Ông rất nhiều .Giặc sai nhiều kẻ dùng mưu dụ dỗ.Hoàng Bôi đã cự rằng ta đã thờ Triều Mạc ,được dự vào hàng 5 bậc tước,Quan vào hàng Tam Phẩm ơn vẻ vang như thế há lại trở mặt thờ người khác sao? Nếu thua ta sẽ ôm tờ sắc ngủ trong núi rừng cùng mục nát với cỏ cây vậy! Nhà Mạc nghe tiếng ban dụ khen thưởng,thăng lên Tước Hầu .Ông đã cầm cự 13 năm gian khổ,thiếu thốn mọi bề nên bị Phạm Đức Trung làm phản
dẫn đường cho giặc công phá .Thế cùng Ông bị giặc bắt giết ,ở Kinh nghe tiếng ÔNG nhiều người gửi thơ viếng:

                                   Hậu lai nhược bả trung thần luận
                                   Tu tựu quân hầu đại tiết khan.
              (Đời sau muốn luận bậc tôi trung,Tiết lơn như ông hãy ngắm xem)

                                   Tiếu bỉ thâu sinh hàng lỗ giả,
                                   Tuy sinh hề luyến nhất hào khan.
        (Cười kẻ sống thừa hàng giặc nọ,Tuy rằng còn đó chẳng ai thương)


                                             CỒN THIÊN BÚT THÁNH Làng Câu Nhi







" Còn tiếp"
Mong đón nhận thêm Tiểu Sử của các Bậc Danh Nhân dọc miền sông Ô Lâu

x_3ea2b62d photo x_3ea2b62d_zps0cb7a859.gif

NGUYỄN BÁ VĂN NHÀ ĐIÊU KHẮC MIỀN Ô LÂU!


































                                           ĐANG MIỆT MÀI BÊN TÁC PHẨM MỚI

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

THƠ BÌNH THANH !

 
TÌNH SẦU !
            
 Bao mùa qua đi ngồi cầm tình sầu

Chiều buông đìu hiu chìm sâu dòng sông

Khơi xa mong tìm về nơi nguồn xưa

Người sao đong đưa quăng rơi hương nồng


Cò chao chơi vơi ru đời long đong

Từ thời sơ nguyên hồn lay trời đông

Loài quyên vô tư thương người canh thâu

Như ta vô tình rơi vòng tình đầu


Nơi đây còn đài mây phiêu bồng qua

Thinh không dư âm cung trầm gà trưa

Miền quê sương giăng gầy thêm chiều tà

Mùa qua cho ta cầm riêng tình sầu


Đâu rồi xuân về nồng nàn trầu cau

Hè qua ve đưa sen tàn từ lâu

Thu phơi yên hà mênh mang lòng đau

Cho đông buồn thiu tình trôi về đâu .!..?


                                LĐM
                       lãmnguyệthiên


Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

CHÙM LỤC BÁT 3 CÂU !



                                                Khói hòa vào cõi Tam Thiên 
                                                Tro cốt hóa hiện thoát miền sắc không 
                                                        Trái tim bất diệt, tâm không !...



Thế thời cào tước hơn thua
Thời ta mình biết chát chua mặc người
Nguyên sơ từ vượn đười ươi..!
 


                                       
 
Giành giựt tráo trở có không 
Hạnh đức, gian dối hư không gói lời 
Được mất bay giữa cuộc đời   

 
May nhờ gã bán tơ kia
Đoạn trường khai triển gót khuya ê chề…
Thị phi chẻ lưỡi khen… chê,
 




Ếch ngồi vọc giếng…sờ voi
Ghi âm thử giọng loi choi đời mình
Nhỏ nhoi kiến khép lặng thinh
 

 

Ông làm quan cứ việc tham
Mắc chi con đỏ làm ràm xỏ xiên
Thử làm?..dân cũng đảo điên …!






Yêu hoa bướm chẳng nói năng
Mà lời chung thủy kết bằng thiên thu
Tình ta mặc cả từng xu?
 
Thơ run bất chợt là tâm
Đừng lôi cha nọ gieo cằm mụ kia
Thao thức trằn trọc chẻ chia ...!































 Cây cảnh uốn tỉa mà chơi
Sao ta không nắn… mình đời thiện lương
Để lòng lấp lánh như sương!



 Chim tập nói cứ dệt thêu
Phận gà bươi bếp… còn kêu mặt trời
Càn khôn đã sắp đặt rồi



                                        
                                

                                          x_3ea2b62d photo x_3ea2b62d_zps0cb7a859.gif


                      


HÌNH ẢNH SÔNG Ô LÂU!


                                                     HOÀNG HÔN Ô LÂU!




                                                                               BẾN ĐÒ EO






      



                                          x_3ea2b62d photo x_3ea2b62d_zps0cb7a859.gif
                                 

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

THƯ PHÁP !




THƯ PHÁP 
        x_3ea2b62d photo x_3ea2b62d_zps0cb7a859.gif

THƠ !



Ô LÂU!
                     Thơ bình thanh
Sông đây ô lâu sương giăng mơ màng
Đò neo chơi vơi đan dòng trăng vàng
Lời ru bồi hồi nao lòng ly hương
Diều bay mồ côi đeo dây vô thường !
Từ dòng sông xưa xa em lên đường
Bâng khuâng tình quê đìu hiu bờ chiều !
Tang thương khôn lường đầy toa phiêu bồng
Bu triền phù hư cầm ga tiêu điều
Yên bình tre pheo trong veo tình em
Giang hồ ê chề tình thơ lên men
Vui buồn - hơn thua sông chao chìm trôi
Nhiêu khê buông xuôi hờn ghen xa vời…
Ô Lâu thâm u thơm lây hương đời
Dù cho rong rêu lều bều tơi bời.
Mơ thu lay bay mưa chan ngoài song
Thèm sầu dâng lên nhen đau tê lòng..!
                                           LĐM