THÔI THÌ...THÌ CỨ ĐƯỜI ƯƠI,TIÊU DAO RỪNG RÚ NỤ CƯỜI NGUYÊN SƠ..!CÁM ƠN CÁC BAN ĐÃ GHÉ THĂM,ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN!

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

DANH NHÂN MIỀN Ô LÂU !

                   LẦN LƯỢT GIỚI THIỆU CÁC BẬC DANH NHÂN
                                      QUÊ NHÀ Ở ĐÀNG TRONG !
                          



            Bản đồ Việt Nam khoảng năm 1760, vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam. 
                                                   Đàng Trong được gọi là Cochinchine.
Nguồn gốc của sự phân chia Đàng Trong-Đàng Ngoài bắt nguồn từ cuộc chiến Nam-Bắc triều. Trong công cuộc phục hồi triều Lê dấy lên ở Thanh Hoá, sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua Lê đưa lên nắm quyền, đã tìm cách loại trừ phe cánh của Nguyễn Kim. Con trai đầu của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị ám hại, con trai thứ Nguyễn Hoàng, theo gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm và giúp đỡ của chị là vợ Trịnh Kiểm đã cùng anh em, bà con người Tống Sơn và quan lại cũ của Nguyễn Kim xin được vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) rồi kiêm lĩnh luôn đất Quảng Nam (1570).
Từ đó, con cháu họ Nguyễn thế tập giữ tước quận công do vua Lê ban cho Nguyễn Hoàng và về danh nghĩa vẫn tôn phù vua Lê, nhưng trên thực tế hoàn toàn cai quản vùng Thuận-Quảng và nhân dân gọi là chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn một mặt xây dựng hệ thống thành luỹ kiên cố, như lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ (lũy Thầy), lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Sa Phụ để gia tăng phòng thủ, đánh lui các cuộc tiến công của quân Trịnh, mặt khác mở rộng dần lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long. Trong gần nửa thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai bên đánh nhau 7 lần mà không có kết quả, dân tình quá khổ cực, chán nản, hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt lãnh thổ, miền Nam sông Gianh thuộc quyền chúa Nguyễn, được gọi là Đàng Trong hay Nam Hà.

                                     
                          Xứ Đàng Trong (Cochinchine) với quần đảo Hoàng Sa (Isles Pracel 
                 (Baixos de Chapar de Pullo Scir)), trong bản đồ của Joachim Ottens, năm 1710.

Bùi Dục Tài

Bùi Dục Tài (chữ Hán: 裴育才), sinh năm Đinh Dậu (1477). Ông là danh thần đời Lê Túc Tông (1487-1504),người xã Câu Nhi, thôn Câu Lãm  , huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm Cảnh Thống thứ 5 (Nhâm Tuất, 1502) thời Lê Hiến Tông, ông đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân,đứng thứ 29 trong tổng số 64 người thi đỗ, từ thi Hội đến thi Đình, văn ứng chế đều được khen ngợi, nổi tiếng văn học uyên bác. Được bổ vào Viện Hàn lâm làm Hàn lâm hiệu lí, rồi làm Tham chính đạo Thanh Hoa.
Năm Hồng Thuận thứ nhất (Kỷ Tỵ, 1509) đời Lê Tương Dực (1495–1516), phải khi trong nước có biến loạn, ông khéo lo cho dân, được thăng Tả Thị lang bộ Lại. Trong nhiệm vụ này, ông thuyên chuyển quan lại rất mực ngay thẳng, đương thời xưng tụng đức tính liêm khiết công bằng.
Năm Quang Thiệu thứ nhất (Bính Tý, 1516), đời Lê Chiêu Tông, được cử làm Tham tướng, ông càng dốc lòng lo việc kinh lí, bảo an dân chúng.
Sau, vì tính ông thẳng thắn, bọn gian thần lấy làm ghen ghét, sát hại ông năm Mậu Dần (1518). Sau khi mất được truy tặng Lễ Bộ Thượng thư. Con ông là Bùi Vỹ đỗ nho sinh khi nghịch LIỄN nổi loạn,vì có con gái bị giặc dụ dỗ đi theo nên Mạc Thái Tổ ghét đem chém cho nên nghiệp nhà sa sút.



NGUYỄN QUẬN
Người làng An Thơ Huyện Hải Lăng đời Hồng Đức đi đánh Chiêm Thành,khi thành bị hãm chư tướng và binh sĩ đều lấy của cải ,riêng QUẬN chỉ lấy một lá cờ lớn.Vua Lê Thánh Tông lấy làm lạ hỏi Tên Họ  và Quê Quán để ghi công trạng.Trở về ông được bổ chức Vệ Úy Vệ Thanh Hóa rồi thăng Đô Tổng Binh sứ đạo Quảng Nam

NGUYỄN THỨC KÍNH

Người  xã Câu Nhi, thôn Câu Lãm Huyện Hải Lăng,có tài văn học từng ôm mộng công danh nhưng chưa thành đạt .Xuất thân làm Xá Nhân Quốc Tử Giám ,được bổ chức Huấn Đạo Phủ Thăng Hoa.Mãn nhiệm trở về nhà gặp lúc đảng giặc cướp bóc dân địa phương,Viên Đàm Bá Hoàng  Bôi vốn Quê với Thức Kính thì bền lòng trung nghĩa,Thức Kính chỉ nghĩ kế tự toàn ngầm xui khiến Hoàng Bôi hàng giặc ,Bôi cương quyết cự lại,Người đời vì thế chê cười Thức Kính.

HOÀNG BÔI

Người  xã Câu Nhi, thôn Câu Lãm Hải Lăng thân hình cao lớn ,có chí khảng khái xuất thân làm lực sỹ Vệ chiêu vũ,thăng lên Hiệu úy Ty Trung Tá,khi Chính Trung dấy loạn ,Ông làm Phó Tướng Đạo Thuận Hóa theo Tây Quốc Công đánh giặc được phong Viên Đàm Bá .Ông giữ vững lòng trung nghĩa được thăng Thiêm Đồng Tri Phiên Vệ,khi nghịch đảng lại quấy nhiễu Ông được Tam ty ở Đạo Thuận Quảng cử làm Phó Tướng, từ khi Bản đạo thất thủ ,Quan Lại từ Kinh Đô và Thổ Hào theo giặc rất nhiều, riêng Hoàng Bôi chiếm cứ đầu nguồn Hải Lăng chia binh chống giữ ,người trung nghĩa về theo Ông rất nhiều .Giặc sai nhiều kẻ dùng mưu dụ dỗ.Hoàng Bôi đã cự rằng ta đã thờ Triều Mạc ,được dự vào hàng 5 bậc tước,Quan vào hàng Tam Phẩm ơn vẻ vang như thế há lại trở mặt thờ người khác sao? Nếu thua ta sẽ ôm tờ sắc ngủ trong núi rừng cùng mục nát với cỏ cây vậy! Nhà Mạc nghe tiếng ban dụ khen thưởng,thăng lên Tước Hầu .Ông đã cầm cự 13 năm gian khổ,thiếu thốn mọi bề nên bị Phạm Đức Trung làm phản
dẫn đường cho giặc công phá .Thế cùng Ông bị giặc bắt giết ,ở Kinh nghe tiếng ÔNG nhiều người gửi thơ viếng:

                                   Hậu lai nhược bả trung thần luận
                                   Tu tựu quân hầu đại tiết khan.
              (Đời sau muốn luận bậc tôi trung,Tiết lơn như ông hãy ngắm xem)

                                   Tiếu bỉ thâu sinh hàng lỗ giả,
                                   Tuy sinh hề luyến nhất hào khan.
        (Cười kẻ sống thừa hàng giặc nọ,Tuy rằng còn đó chẳng ai thương)


                                             CỒN THIÊN BÚT THÁNH Làng Câu Nhi







" Còn tiếp"
Mong đón nhận thêm Tiểu Sử của các Bậc Danh Nhân dọc miền sông Ô Lâu

x_3ea2b62d photo x_3ea2b62d_zps0cb7a859.gif

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét