HOA GIANG HỒ
Đông ấy cũ rich như xưa
Kia mới toanh dậy như vừa tái sinh
Loay hoay trầm giữa lặng thinh
Chưa an cư đã chẻ mình long đong
Kia mới toanh dậy như vừa tái sinh
Loay hoay trầm giữa lặng thinh
Chưa an cư đã chẻ mình long đong
Chống câu lục bát qua sông
Nửa đường tước vận phơi đông lạnh lùng
Phù sa bện cuộc tương phùng
Cá nhai bọt giỡn cho trùn ngẩn ngơ
Rác rều tỉnh vớt cơn mơ
Chung thân bè kết qua bờ thảnh thơi
Rong rêu sóng liếm tả tơi
Dập dềnh vô trụ rong chơi vô thường
Đông về giăng cụm tang thương
Ném lên thơ cõng đoạn trường chông chênh
Oằn vai kĩu kịt nhẹ tênh
Vuốt ve khốn đốn khều cành trăng trôi
Níu khúc phiêu bạt mù khơi
Gọi bèo* lữ thứ xanh bơi không nhà
Nổi trôi tánh trụ nõn nà
Phong trần tím nhụy biếc hoa giang hồ!
LĐM
*Lục bình
Trên comment của https://banbexunau.wordpress.com:
>>> Chào Mừng>>>
anh >> LÊ ĐĂNG MÀNH<<
Tác giả thứ 118 tham gia banbexunau
“Dập dềnh vô trụ rong chơi vô thường” – đó là hoa lục bình, loài “hoa giang hồ”.
“Vô trụ”, “vô thường” là từ nhà Phật. Mọi vật đều đổi thay qua ba giai đoạn sinh, trụ, diệt (sinh ra, tồn tại và mất đi), đó là ý nghĩa của vô thường. Hoa lục bình nổi trôi, dập dềnh là “vô trụ”, dòng nước trôi xuôi là “vô thường”. Tác giả dùng hình ảnh, tính chất của hoa lục bình để nói về một khái niệm nền tảng của Phật pháp là rất đạt.
Vẫn là lục bát, chén thì cổ nhưng lại chứa rượu mới cất thơm nồng.
Chống câu lục bát qua sông
Nửa đường tước vận phơi đông lạnh lùng
Lục bát trở thành bát nhã thuyền?
Người Quảng Trị, “xứ dân gầy”, nhưng văn chương thì phong phú. Lê Đăng Mành có nhiều đồng hương trên trang nầy.
Mời các bạn thưởng thức và bình thơ.
Cảm ơn người Hải Lăng đã góp mặt với banbexunau để cùng “viết cho nhau đọc”
Nửa đường tước vận phơi đông lạnh lùng
Phù sa bện cuộc tương phùng
Cá nhai bọt giỡn cho trùn ngẩn ngơ
Rác rều tỉnh vớt cơn mơ
Chung thân bè kết qua bờ thảnh thơi
Rong rêu sóng liếm tả tơi
Dập dềnh vô trụ rong chơi vô thường
Đông về giăng cụm tang thương
Ném lên thơ cõng đoạn trường chông chênh
Oằn vai kĩu kịt nhẹ tênh
Vuốt ve khốn đốn khều cành trăng trôi
Níu khúc phiêu bạt mù khơi
Gọi bèo* lữ thứ xanh bơi không nhà
Nổi trôi tánh trụ nõn nà
Phong trần tím nhụy biếc hoa giang hồ!
LĐM
*Lục bình
Trên comment của https://banbexunau.wordpress.com:
>>> Chào Mừng>>>
anh >> LÊ ĐĂNG MÀNH<<
Tác giả thứ 118 tham gia banbexunau
“Dập dềnh vô trụ rong chơi vô thường” – đó là hoa lục bình, loài “hoa giang hồ”.
“Vô trụ”, “vô thường” là từ nhà Phật. Mọi vật đều đổi thay qua ba giai đoạn sinh, trụ, diệt (sinh ra, tồn tại và mất đi), đó là ý nghĩa của vô thường. Hoa lục bình nổi trôi, dập dềnh là “vô trụ”, dòng nước trôi xuôi là “vô thường”. Tác giả dùng hình ảnh, tính chất của hoa lục bình để nói về một khái niệm nền tảng của Phật pháp là rất đạt.
Vẫn là lục bát, chén thì cổ nhưng lại chứa rượu mới cất thơm nồng.
Chống câu lục bát qua sông
Nửa đường tước vận phơi đông lạnh lùng
Lục bát trở thành bát nhã thuyền?
Người Quảng Trị, “xứ dân gầy”, nhưng văn chương thì phong phú. Lê Đăng Mành có nhiều đồng hương trên trang nầy.
Mời các bạn thưởng thức và bình thơ.
Cảm ơn người Hải Lăng đã góp mặt với banbexunau để cùng “viết cho nhau đọc”
-
banbexunau
một nhân vật mới .Một gương mặt mới đến
với bbxunau hay là một cánh hoa giang hồ đến với bạn bè mà câu thơ tứ
thơ hay quá xá .chỉ mong rằng cánh hoa giang hồ lấy bbxunau làm bến đỗ
thôi .mình chắc rắng sẽ có nhiều người sẽ chết mê chết mệt vì cánh hoa
tím biếc này đấy
-
Hoa lục bình có màu tím nhạt , đẹp nhưng có lẽ vì cánh hoa mong manh quá nên không được con người nâng niu cắm vào những lẳng hoa như các loài hoa khác đành làm kiếp “Hoa giang hồ” anh Mành nhỉ ?
Bài thơ anh viết hay quá , ẩn ý thật sâu xa dưới những ngôn từ anh sử dụng . -
TÂY THI nói
Bài thơ hay quá . Thân phận hoa lục bình đã được tác giả thể hiện bằng những câu thơ với từ ẩn dụ thật độc đáo . -
Chống câu lục bát qua sông…Dập dềnh vô trụ rong chơi vô thường…Hay quá anh Mành ơi! Chúc mừng anh đã đến với BBXN. Chào thân ái!
humichi nói:
Bài thơ có những từ ” chất ” quá, sinh động, thoạt thấy bất cần, thấy ung dung, tự tại, nhưng lại chất chứa cả nỗi tâm tư chan chứa. Hình ảnh được miêu tả ẩn dụ một cách khéo léo, nhưng ý và hồn bài thơ vẫn đong đầy. Xin cảm ơn tác giả cho thưởng ngoạn một bài thơ hay. Chúc tác giả nhiều niềm vui và sức khoẻ. Xin tặng anh một chút tếu táo góp vui.( Bùi Duy Chinh)
Ghẹo nguyệt
Đêm lạnh làm thơ toan gửi Trăng
Sáng tròn vành vạch bầu ngực căng
Từ xa một đám mây vù đến
Chớ đụng trinh nguyên ấy của Hằng
Câu thơ lả lướt chưa rờ tới
Mây giận nên che với vùng vằng
Này anh thi sĩ xin đừng cố
Nguyệt hẵng còn trinh chớ có xằng
Chào anh Đăng Mành !!!
Thương sao thân phận Lục Bình
Lênh đênh lạc giữa bến tình nổi trôi
Khác chi ta sống ở đời
Đến khi nhắm mắt biết nơi nào về
Một ngày rời chốn ..đam mê
Giang hồ lặng một bến quê ..vô thường
Họa cùng anh mấy vần lục bát làm quen anh nhé !!!
Chúc anh luôn khỏe và sáng tác nhiều thơ hay !!!
Phan Nho Thiện nói:
Xin họa:
Tím hoang rạc dưới mặt trời
Gãy câu lục bát mù khơi giang hà
Đổi màu một vạt Cà Sa
Nghe câu mật chú la đà triêu tôn
Bèo mây tan hợp sóng cồn
Tạ tình tam muội đóa hồn phiêu linh
Kiếp nào chấp ngã ba sinh
Chênh vênh Kiến Tánh thác ghềnh cho ai?
Ừ! Đi cho trọn lạc loài
Cho giang hồ thú hoài thai phù bình!
NỊ nói:
Không ngờ hoa lục bình màu tím có cuộc sống mong manh trên sông được anh Lê Đăng Mành đặt tên là “Hoa giang hồ ” và viết những câu thơ có ý nghĩa thật sâu sắc .
Hoa lục bình phiêu du khắp nơi , là hình ảnh của thân phận ” bèo dạt mây trôi ” , “long đong “nhưng mạnh mẽ , an nhiên , tự tại ….giữa dòng sông “rác rều , sóng dập …”
Tất cả như gói gọn trong câu :
“Dập dềnh vô trụ rong chơi vô thường ”
Đôi khi con người cũng nuốn được sống một kiếp như câu thơ này của anh đó anh ạ !
Anh viết rất hay , NỊ ngưỡng mộ .
dã quỳ nói:
Đúng vậy, cô Nị. Rong chơi ở cõi vô thường là hay nhất.HOÀNG HOA nói:
Dầu là hoa sen cũng là một kiếp hoa, lại “thường trụ” trong ao, chờ người ta tới hái đem bán. Còn hoa lục bình cũng hương sắc thua gì ai, hễ có dòng nước là kết bè trôi xuôi trôi ngược, buồn thì tấp bến bờ nào đó, vui lại tiếp tục lãng du, mặc tình rong chơi sông nước…
Đích thị là hoa giang hồ. Ngã nguyện như thử. Hay là thôi làm dã quỳ chuyển sang hoa lục bình…Cô Nị đồng ý không?
Bài thơ gợi hình ảnh hoa lục bình lặng lẽ trôi theo con nước , từng cụm từng cụm ,có một đời sống và một sức chịu đựng, sản sinh mạnh mẽ vô tận.
Tác giả đã rất tài tình khi diễn tả kiếp của hoa lục bình , thân phận nổi nênh , lãng du trên sông nước mênh mông .
Nếu chọn cuộc sống như hoa lục bình và cuộc sống bon chen , xô bồ , giành giật thì anh Mành chọn cái nào . Cho em biết để em …theo ! Hihi…
NGUYỄN HOÀI nói:- Thơ hay ! Cách dụng từ để thể hiện ẩn ý độc đáo , đọc nghe mà thấm thía kiếp ” bèo dạt mây trôi ” của hoa lục bình .
Thích nhất câu này:
” Dập dềnh vô trụ rong chơi vô thường ”
Cuộc đời là vô thường mà ta là vô trụ , cứ rong chơi với kiếp giang hồ phiêu bạt .
Một nhành hoa lục bình trôi nổi mà chỉ có thi sĩ mới tưởng tượng ra những điều kỳ thú , lãng mạn đan xen thực tế trong từng câu chữ .
Thân phận của hoa lục bình đúng như tác giả đã đặt cho một tên mới là Hoa Giang Hồ , mong manh và trôi nổi khắp nơi . Ý thơ và lối ẩn dụ trong từng câu chữ cho hoa lục bình quá tuyệt vời .Cám ơn tác giả đã cho đọc bài thơ hay !
Trên banbexunau đã có nhiều tác giả viết về hoa lục bình. Mới đây thôi, trong bài “Thương Nhớ Tình Đầu” Phan Bá Trình hoài niệm:
Cánh lục bình theo dòng nước liu riu
Gửi thương nhớ về phương trời vô định
…..
Dòng sông quê ơi! Lung linh màu hoa dại
Chở dùm ta nỗi thương nhớ tình đầu
Thuở xa xưa, chàng trai lưu dân phương Nam nào đó cũng gửi tâm tình với hoa lục bình:
Hoa lục bình trôi riu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương ( ca dao)
Search bằng GG với từ khóa “thơ hoa lục bình”, sẽ có ít nhất 18 bài thơ lấy tựa đề hoa lục bình, còn những bài thơ có từ hoa lục bình thì vô số. Hầu hết là nói về tình yêu, về thân phận bọt bèo trôi nổi.
Lướt qua như thế để trở lại “Hoa Giang Hồ” của Lê Đăng Mành, mới thấy cái đằm thắm trong thơ anh cả về ý tưởng và ngôn ngữ.
Rong rêu sóng liếm tả tơi
Dập dềnh vô trụ rong chơi vô thường
………………….
Nổi trôi tánh trụ nõn nà
Phong trần tím nhụy biếc hoa giang hồ.
Với tôi, chỉ cần bốn câu đó cũng đủ với hoa lục bình. Cảm ơn tác giả.
NXC